Những món mất đi

English Vậy là hết bánh flan. Cafe Giovanni trên đường Shattuck đã đóng cửa, 25 năm và giờ nó chỉ còn là một cái bảng tên không biết người ta sẽ gỡ bỏ khi nào. Tôi có ăn ở đấy một lần lúc lên cơn thèm mỳ Ý. Nó chẳng phải là một nhà hàng Ý tên tuổi trong vùng, nhưng nó đặc biệt. Cái gì cũ kỹ cũng đều đặc biệt cả. Gian trước có quầy bar. Gian sau có một lò sưởi lớn đặt giữa phòng, kiểu lò sưởi bằng gạch với gỗ thật và lửa thật lách tách reo. Người ta xếp bàn ăn chung quanh lò sưởi, hơi lửa tỏa ấm hừng hực. Đấy cũng là nơi duy nhất trong vùng có món bánh flan. Không phải bánh flan tuyệt cú mèo, nhưng có còn hơn không. Không biết tại kinh tế suy thoái hay tại sự tiện hóa của thực đơn nhà hàng cho vừa ý khách mà có nhiều món cứ dần rơi rụng vào quá khứ. Phở Hòa chẳng hạn, người ta mới vừa đóng cửa nó và thay vào đấy tiệm ăn Thái PunToh, dĩ […]

Continue reading Những món mất đi

Anzu-shi

English Cái màu xanh dịu ngọt ấy nó lừa tôi, tôi vít cả muỗng cho vào mồm. Từ đó về sau mù tạc cải ngựa (wasabi) và tôi không nhìn mặt nhau. Cũng từ đó về sau, tôi cười khẩy khi nghĩ tới sushi, một thứ cơm nguội lạnh cuộn với rau củ cũng nguội lạnh, thêm mấy miếng đồ biển nhạt nhẽo và bán giá cắt cổ. Ừ thì giờ người ta vẫn bán nó với giá cắt cổ, và nó vẫn nguội lạnh, nhưng không biết sao tôi không còn thấy nó nhạt nhẽo nữa. Có thể vì bình trà bắp, vì chén rau trộn nhỏ với sốt mayonnaise Đại Hàn, vì sự chế biến phong phú, hoặc vì sự yêu thích bất kì cái gì Hàn Quốc (ngay cả đồ ăn Nhật do người Hàn Quốc làm), mà tôi thấy sushi của Anzu ngon ơi là ngon. Tôi viết về Anzu ở Berkeley hai lần rồi, nhưng sẽ là thiếu sót nếu viết về Anzu mà không viết về những món sushi của Anzu. Hầu như cái gì họ cũng có: sushi trần (nigiri), sushi cuộn (maki), sushi mặn, […]

Continue reading Anzu-shi

Le Regal – Món cũ vị mới

English Nói tới ẩm thực Việt Nam, người Mỹ thường mường tượng ra những tô phở được bưng dọn gấp gáp giữa những ghế nhựa và bàn formica. Cũng là điều dễ hiểu. Người nhập cư thường quần tụ trong cộng đồng với nhau, nên nhiều món quốc hồn quốc túy chỉ có tại hàng quán trong khu vực cộng đồng. Một số ít người nhập cư sống lâu năm trong vùng đông có người bản xứ hoặc rành chuyện giao dịch làm ăn theo cách của người bản xứ, khi mở nhà hàng sẽ tìm cách thu hút những khách ăn trẻ tuổi thích thử món lạ. Nhưng người trẻ thường túi tiền cũng khiêm tốn nên chỉ có phở và những món mì bún dễ làm là có lợi cho cả đôi bên. Cái lý là vậy. Nhưng dò la một hồi thì thấy món pasta alla carbonara (mì trộn tiêu) của Ý không hề công phu hơn bún thịt nướng của ta, vậy chẳng nhẽ một cái tên Tây oanh liệt, một bảng quảng cáo giòn giã, hay chỉ là một sự quen thuộc kiểu sống lâu nên lão làng giúp cho […]

Continue reading Le Regal – Món cũ vị mới

Sáng ra lót dạ bánh giò

English Thay vì chọn giữa cả chục loại cereal, con nít Việt Nam sáng ra có thể chọn giữa cả chục món làm từ gạo và thịt để nạp năng lượng. Người Mỹ khi nghe bạn nói bạn ăn thịt và gạo cho bữa điểm tâm, nhẹ nhất là họ sẽ cau mày. Nhưng họ lại quên nghĩ tới việc họ ăn sáng với nào bánh sừng trâu kẹp thịt (breakfast croissant), bánh mì kẹp xúc xích (kolache), bánh tráng Mễ cuộn khoai tây nghiền, xúc xích và trứng (breakfast burrito), bánh rán (pancake) phết bơ ăn kèm thịt ba rọi hun khói và xúc xích, và cơ man nào những món thịt và bột mì béo bổ khác. Bữa điểm tâm của người Mỹ và người Việt chung quy chỉ khác nhau ở chỗ lúa gạo hay lúa mì. Nếu không so đo từng calorie, hạt nào chẳng là hạt? Hơn nữa, một món ăn sáng Việt Nam như bánh cuốn chẳng hạn thường không có phô mai hay bơ nên nhẹ nhàng hơn món Tây gấp mấy lần. Đó là cho đến một ngày nào đó, McDonald’s chế ra McBanhCuon với đầy […]

Continue reading Sáng ra lót dạ bánh giò

Nhớ quán Cafe Blue Danube

English Để nói cái này hông thôi quên: người ta cần phải đặt tên kẹo socola đơn giản hơn, sao cho người hay quên cũng vẫn nhớ được. Rồi, quay lại phần mở bài. Tui thích đọc thực đơn nhà hàng trước ở nhà để chuẩn bị tinh thần, để khỏi phải đi vô rồi đi ra trong một sự im lặng vừa ngại ngùng vừa thất vọng. Nói vậy, nhưng tui lại nhớ nhứt những nhà hàng tui tình cờ tìm ra. Mà tui cũng không nhớ làm sao mà tìm ra chỗ đó nữa. Có thể nó cách chỗ ăn tối quen một quãng ngắn. Có thể tui phớt qua tên nó trên mạng. (Nhưng thật sự nó không có trên mạng?). Tụi tui tới đó, một ông đang ngồi hí hoáy trên máy tính trong góc phòng xởi lởi “Cổ bận chút, ra liền giờ…” Tụi tui dòm ngó hai tủ kiếng đầy nhóc socola. Tui ngưỡng mộ bộ sưu tập socola nấm cục (truffle) họ bán, nhưng hình như cái bao tử bé nhỏ của tui giờ lớn rồi, nó không thèm mấy thứ cỏn con đó. Nó khoái […]

Continue reading Nhớ quán Cafe Blue Danube

Nola – Bớt bão, thêm tôm

English Công nhận Wikipedia cập nhật tin tức chớp nhoáng. Bão Gustav vừa “đổ bộ” vào bờ biển Louisiana đã lập tức được giới thiệu sơ yếu lí lịch trên Wikipedia cùng ngày. Hôm trước trên đường về Houston, nhìn ra cửa sổ máy bay thấy mây xám dày cộm, chả bù với Cali tấc bóng (mát) tất vàng. Hôm nay thì mây chuyển thành mưa hết rồi. Mưa cả tuần chưa dứt. Louisiana cũng đang tắm mưa điên cuồng. Chỉ có Cali vẫn khô như cái chảo rang. Nói chuyện Cali, nội thành Palo Alto có nhà hàng Nola hai tầng cách Cafe Phục Hưng một quãng ngắn. Hôm thứ Bảy ăn ở Cafe Phục Hưng xong mới tròm trèm 6 giờ chiều, thấy bụng vẫn còn dư chỗ, chúng tôi thả bộ đến Nola tìm bánh beignet. NOLA là tên viết tắt của New Orleans LouisianA. Ở Mỹ, ngoài người Việt và người Louisiana (phần lớn là gốc Pháp), không mấy ai biết bánh beignet. Anh bồi khi nghe chúng tôi hỏi có beignet không, hơi khựng lại một chút rồi nói hôm nay hết rồi, ngày mai chắc chắn sẽ có. Chúng […]

Continue reading Nola – Bớt bão, thêm tôm

Phở Vỉ Hoa

English Cá với bạn là khi ra khỏi những khu vực đông người Việt trên đất Mỹ thì bất kì hàng quán Việt Nam nào cũng có tên bắt đầu bằng từ “phở”. Rồi thì người ta sẽ tưởng dân VN ăn mỗi món phở. Cũng phải, người Nhật chỉ ăn độc nhất sushi, và người Mỹ chẳng có gì ngoài hamburger. Phở Vỉ Hoa của Los Altos cách viện nghiên cứu SLAC mươi mười lăm phút lái xe. Mudpie từng ăn phở ở đây rồi nên lần này tụi tui gọi nhiều món khai vị và hai món chính. Bắt đầu là gỏi cuốn: bánh tráng nhúng nước cuộn rau xà lách, rau thơm, bún, giá tươi, hai con tôm xẻ nửa, và một miếng thịt luộc mỏng như lưỡi lam. Tui cắn thử một miếng ăn không, thấy rau thịt gì cũng lạc, phải chấm tương đậu phộng mới vừa miệng (không biết ở VN người ta chấm nước mắm hay gì?). Ráng ăn chậm cách mấy thì giá chót ba phút sau cũng hết cả cuốn. Món này rất “nhẹ dạ”. 😛 Kế tiếp đến chả giò. […]

Continue reading Phở Vỉ Hoa

Kiểu chợ phiên

English Từ Studio 3 trường Stanford đi bộ khoảng năm phút, len lỏi giữa mấy khu nhà xây kiểu cũ với hoa mọc đầy vườn, rồi băng ngang đường Yale thì gặp Chợ Nông Thôn họp mỗi sáng chủ nhật trên đường California. Người ta chắn khúc đường ấy lại không cho xe vào, dựng lều lên dọc hai bên lề, thành cái chợ phiên. Mấy bà nội trợ ngắm nghía săm soi hết bông atiso (artichoke) đến quả việt quất (blueberry), hết mấy miếng fillet cá mới bắt đến những chai giấm chai dầu. Trẻ con nắm níu gấu áo cha mẹ, không biết vì lạ hay đang vòi quà. Đám thiếu niên xúm xít quanh quầy trái cây, ăn lấy ăn để những miếng mận, thơm, nho, đào, táo người ta cắt sẵn cho khách thử. Cái chợ tuy nhỏ nhưng cũng đủ thức ăn sống chín, thịt cá rau quả, gia vị mắm muối, bông hoa, túi xách, đĩa lót ly, đồ trang sức bằng vụn đá, những thứ xem cho vui mắt và cho nhớ lại chợ Sài Gòn khi chợ nhiều hơn siêu thị. Chỉ khác cái Chợ […]

Continue reading Kiểu chợ phiên

Lại quà từ tiệm bánh mì

English Hắn về với hạt mưa hạt nắng Texas được một tuần rồi, nhưng hắn sẽ còn blog chuyện Cali dài dài. Với kiểu blog nhanh như sên chạy này chắc sẽ xong chuyện Cali khi nào hắn tốt nghiệp. Nói vô đề, sau 3 năm rời khỏi Sài Gòn hắn mới ăn lại cái bánh bao. Biết bánh bao mua ở đâu không? Lee’s Sandwiches ở Houston. Nói sao ta? Lần đó ăn thấy cũng được. Nhưng bây giờ khác rồi. Đã mua bánh bao của Bánh Mì Hương, và thấy bánh bao Hương ngon hơn xa. Về hình thức, hai cái bánh giống nhau: nửa cái trứng gà, thịt heo xay, một lát lạp xưởng luộc, một chút rau củ (đậu petit bois trong bánh bao Hương và cà rốt xắt hột lựu trong bánh bao Lee’s). Miếng lạp xưởng của cả hai bên đều dở (chứng tỏ điều gì? đừng để lạp xưởng luộc đánh lừa, chỉ lạp xương chiên mới ngon). Nhưng vỏ bánh hai bên khác nhau. Vỏ bánh của Hương tuy dày nhưng lớp ngoài nhẹ, xốp như bánh bông lan, lớp trong mềm dẻo vì […]

Continue reading Lại quà từ tiệm bánh mì

Lượm Lặt Tiệm Bánh Mì #0 – Trong veo bánh bột lọc

English Thử tưởng tượng, nếu có ai cho bạn một mớ tép, một chút thịt heo, mấy củ khoai mì, và mấy miếng lá chuối, bạn sẽ làm gì? Tui sẽ luộc khoai (ăn xong có thể bị trúng độc), xào thịt heo và tép với rau cải chi đó, rồi ngồi nhìn mấy miếng lá chuối chơi. Thì bởi, tui đâu phải đầu bếp. Người đầu bếp nhà quê Việt Nam nghiền khoai thành bột, pha bột với nước làm vỏ bánh, xào tôm thịt làm nhân, rồi gói cả lại bằng lá chuối đem hấp. Bánh chín, lớp bột dai và trong, thấy được màu tôm đỏ ửng. Ở Bánh Mì Hương, thấy tui lớ ngớ nhìn mấy gói lá dài gấp rưỡi lòng bàn tay, bề ngang khoảng hai ba ngón chập lại, bà chủ đon đả “Bánh bột lọc đó con”. Không biết bao nhiêu năm rồi mới ăn, lại chỉ có 3 đồng cho 6 chiếc, tui mua luôn. Mua về bỏ tủ lạnh, bốn hôm sau mở ra hâm microwave bánh vẫn tươi như mới. Không biết xếp loại bánh bột lọc như thế nào. Không phải […]

Continue reading Lượm Lặt Tiệm Bánh Mì #0 – Trong veo bánh bột lọc

Categories

Archives