Cafe Phục Hưng (Cafe Renaissance) ở Palo Alto

English Chiều thứ bảy biết ăn gì đây? Ở nhà chiên trứng, hâm một hộp bắp cho xong bữa, hay gọi pizza, hay ra tiệm hamburger gần nhà cho có “đi ăn ngoài”? Lên Citysearch coi có chỗ nào hay ho không. Tàu, Ấn, Mễ, Mỹ, và Thái thì không chơi. Không phải chê bai gì họ, chẳng qua họ hơi… thường. Thiệt tình tui không biết enchilada với quesadilla khác nhau chỗ nào, phần vì nó giống nhau từ tên gọi đến thành phần, phần vì cũng mấy thế kỉ rồi tui không ăn đồ Mễ. Tui cũng không biết đồ Ấn có gì ngoài cà ri và bánh naan, vì khi đi nhà hàng Ấn thì quanh đi quẩn lại chỉ có bấy nhiêu. Đồ ăn Ý cũng không mới lạ gì, lòng vòng những mì, sốt cà, phô mai. 5 giờ chiều. Đi ăn món Iran. Bà chủ là người da vàng. (Cũng không lạ gì, hầu như cả Cali toàn người da vàng rồi.) Cửa tiệm mở để nắng vào cho ấm (không có máy điều hòa) và chó của khách bộ hành cũng vào luôn cho thân thiện. […]

Continue reading Cafe Phục Hưng (Cafe Renaissance) ở Palo Alto

Bánh mì Hương

English Ngoại trừ những ngôi nhà nhỏ với những khu vườn nhỏ, và xe hơi thay vì xe gắn máy, San Jose giống hệt quận Bình Thạnh của Sài Gòn. Tôi không biết chính xác thành phần chủng tộc của thành phố San Jose hay của bang Cali nói chung, nhưng ở đây nhìn đâu cũng thấy người Việt. Palo Alto không Việt Nam bằng San Jose thì nhìn đâu cũng thấy châu Á. Trạm xăng, nhà hàng, trung tâm mua sắm, nhân viên văn phòng ở Stanford, mấy cô chạy bộ tập thể dục ngang qua ký túc xá mỗi sáng… Nhưng Palo Ato không có bánh mì. San Jose có bánh mì, mà lại là bánh mì ngon. Mudpie lôi đâu ra từ Google được địa chỉ Bánh Mì Hương. Ba lần tụi tôi xuống San Jose thì hết hai lần tạt vô Hương mua bánh mì, một lần kia đi mua chỗ khác hóa ra không ngon bằng ở Hương. Bánh mì thịt Việt Nam từ đâu ra? Tôi nghĩ vầy: mấy ông Tây qua Việt Nam buồn buồn đem theo bánh mì baguette, dân VN thấy cái […]

Continue reading Bánh mì Hương

Bánh cuốn Tây Hồ

English Mấy lời bình trên mạng rất ngộ. Tiệm nào ngon thì bị chê hết lời, cứ như người ta cho ăn củi khô chấm bùn, mà toàn chê chuyện đâu đâu. Khi thì chê phục vụ thiếu tận tình, không rót nước khi ly của khách vừa vơi nửa. Khi thì chê tiệm phở làm sushi và pad Thai kém ngon(!) Khách Mỹ khi đến quán VN không biết món gì là món chính của quán ngay khi nó nằm trong bảng tên rõ ràng. Món chính là món sở trường, món làm nên tên tuổi quán. Điểm này quán ăn Việt khác tiệm buffet Tàu, nhưng cũng tại quán xá bên này ôm đồm, tiệm phở bán cả cơm tấm bò lúc lắc, tiệm bánh cuốn bán luôn bún mộc bún bò. Vậy nên nếu bạn tới một quán ăn Việt lần đầu không biết ngon dở thế nào, gọi trước món sở trường đi cho chắc ăn. Nếu muốn thử món lạ cũng được, nhưng không vừa miệng cũng đừng than. Chuyện ăn thử ít khi nào vừa ý lắm. Nói riêng chuyện bánh cuốn. Bánh Cuốn Tây Hồ ở San Jose […]

Continue reading Bánh cuốn Tây Hồ

Phở Rosie – Phần 2

English Phở ngon. Nước lèo đậm đà, bánh phở mềm sũng hương vị. Gấp một gấp phở bằng đôi đũa tre xài một lần rồi bỏ, hít một hơi dài cho khói phở ngọt đẫm gai lưỡi và xoang mũi. Mấy vòng hành tây xắt mỏng giòn giòn ngọt ngọt như miếng lá xách. Gầu và gân phải nói là hơi mềm quá, nhưng cũng lạ miệng so với sự khô khan của mấy lát thịt bò nạc và sự ngây ngô của bánh phở bột gạo. Phở Rosie không phải chỉ có phở. Tiệm có nhiều thứ lắm, đến nỗi có lần Mudpie tiên đoán là mai mốt ở đây bán cả mì ống và hamburger. Hiện thời thì cái thực đơn dừng ở mức vài chục món, cho tôi mất hết năm phút tần ngần ngó tìm món mình muốn gọi. Ba thì chẳng việc gì phải tìm, lần nào Ba cũng gọi cơm bò nướng. Màu sắc dĩa cơm coi đẹp ha? Chẳng biết nước gì đen đen trong cái chén nhỏ, có thể là nước tương rắc chút đậu phộng rang giã nhuyễn. Ba không chan nó vào cơm, tôi cũng […]

Continue reading Phở Rosie – Phần 2

Phở Rosie

English Ở College Station không có chợ Hồng Kông hay Bellaire (tương đương với chợ 99 và khu Bolsa của Cali), nhưng College Station có nhà hàng Việt Nam. Phở Rosie mở cửa cũng được đâu hai năm. Nhà tôi nằm trong lượt khách đầu tiên, và cô chủ tên Hồng thậm chí còn nhớ mặt tôi khi mấy tháng sau tôi quay lại với vài đứa bạn. Người tính hiếu khách. Bao giờ nhà tôi cũng ăn trưa sớm. Lúc đó vắng người. chứ cỡ mười hai rưỡi trưa thì tiệm bắt đầu tấp nập. Có những điều hiếm khi thay đổi: chúng tôi luôn ngồi ở cái bàn gần cửa ra vào nhất, và anh chàng người Mỹ đứng quầy tính tiền luôn có một nét mặt suy tư. Không phải là không than thiện, chỉ trông như anh đang nghĩ chuyện cổ phần chứng khoán gì đó. Dẫu gì, tiệm này cũng đầy cả sự giản dị ngày thường, người ta không phải cười chào một cách sáo rỗng để làm ấm không khí. Cái ấm lan tỏa từ những cái tô. Tôi chọn một tô phở lu bu […]

Continue reading Phở Rosie

Pie Are Square

English Trong nỗ lực yếu ớt để giảm tối đa chuyện gặp nắng, Dưa Chuột quyết định đi ăn trưa ở Pie Are Square, đối diện building Vật Lý. Mùa hè chỗ này cũng thưa khách. 11 giờ trưa mà chỉ vỏn vẹn gần hai chục người trong phòng ăn, thành ra đồ ăn cũng ít ỏi đi chăng? Có Pickles Deli chuyên bán sandwich, Olla Roja bán mấy món Mễ Tây Cơ, và Lucky 8 hay bán cơm hoặc mì Tàu. Nhưng hôm nay thì Lucky 8 chơi duy nhứt mì ống với thịt băm viên. Ừ thì mì nào cũng là mì. Được cái hộp cũng đẹp, khá hơn hộp nhựa xốp nhiều. Tôi mua kem, nhưng phải ăn kem trước khi ăn mì, không thì kem tan mất. Phần dĩa mì, người ta hay hỏi có muốn thêm phô mai bột parmesan không, bình thường tôi không thích rắc phô mai lên mì ống nhưng không biết sao hôm nay tôi lại gật đầu. Kết quả là dĩa mì ống ăn nghe chắc nịch như mì jajang (mì tương chiên) Đại Hàn ở tiệm Jin’s Café. Parmesan làm cho […]

Continue reading Pie Are Square

Kem ống

English Khoảng giữa trưa, trước cổng trường Phổ Thông Năng Khiếu nhỏ như cái cổng nhà có ông bán kem. Trông ông cũng như những người bán hàng rong khác với cái thùng mốp trắng đã ngả màu gắn sau yên xe đạp và một hai cái xô bên hông xe, nếu tôi nhớ không nhầm. Ông bán kem ống. Cái thứ kem tôi chưa từng ăn trước đó và chắc sau này cũng không bao giờ còn được ăn nữa. Kem ống của ông dài cỡ ba tấc, ốm như đốt trúc, nằm chật ních trong từng ống nhôm. Cứ đứa nào hỏi mua thì ông nhúng ống nhôm vô nước mà lôi kem ra, lẹ tay như tuốt kiếm. Tôi thường mua kem mít. Kem vani màu trắng có lẫn mấy sợi mít nhỏ vàng vàng sừng sực, giá một ngàn một cây (thời đó thì 1000, bây giờ bao nhiêu rồi tôi cũng chẳng biết). Kem mít bán chạy nhất, cứ sau khi ông tới chừng mười lăm phút thì bán hết, ai chậm chân ra trễ chỉ còn biết mua kem đậu xanh đậu đỏ mà thôi. Sau năm tiếng học khan đầu khan […]

Continue reading Kem ống

Categories

Archives