Đi ăn gà chiên ở Kang Tong Degi

English Má hỏi một câu khó trả lời hết sức: tại sao chỉ mấy hốc bà tó có bán gà chiên Đại Hàn? Mà không phải kiểu hốc bà tó cửa miệng, nói tiếng hốc chứ nằm chung một dãy quán xá xập xình, đây là kiểu hốc chỉ mở lúc chiều tà, đơn thân độc mã giữa bãi đậu xe vắng tanh, hoặc ở một ngã tư có mấy em mặt mày vằn vện thuốc lá phì phèo, cái hốc có thêm lớp cửa sắt rất chi duyên dáng. Dù gì mấy em vằn vện kia trông cũng Đại Hàn, cái bảng hiệu cũng tiếng Hàn, nên có thể chắc mẩm tiệm này Hàn thiệt. Dù gì cũng là quán nhậu Đại Hàn. Nhưng hình sự quá. Nhiều khi đang đêm thèm miếng gà chiên không dám cuốc bộ tới đây… Ấy thế, nhưng mấy miếng gà chiên hành lá ở Kang Tong Degi (강통 돼지, phát âm là |Kang Tông Tuê Ji|) lại rất đáng đồng tiền bát gạo. Thực ra một dĩa vậy gà ít hành nhiều, bột là chính, nhưng ôi thôi chưa có miếng gà chiên nào thơm tho tươi […]

Continue reading Đi ăn gà chiên ở Kang Tong Degi

Từ bếp của Mẹ #3 – Đậu phụ nhồi thịt sốt cà

English – Bài Mẹ viết – Đậu phụ là một món làm từ đậu nành rất quen thuộc với người châu Á, đặc biệt là người Việt, người Tàu, người Nhật, và người Đại Hàn. Tôi xem phim Đại Hàn thấy người ta ăn đậu phụ trong tất cả các bữa ăn hàng ngày, và có lẽ họ còn tin rằng đậu phụ tượng trưng cho sự thanh khiết, giúp tránh việc rắc rối với pháp luật nên họ thường mang đậu phụ đến cho người thân ăn ngay sau khi người ấy vừa ra khỏi nhà giam. Tôi thấy đó thật là một việc làm dễ thương và rất có ý nghĩa. Đó là chuyện của người Đại Hàn, còn người Việt chúng ta ở miền Bắc, tuy gọi là đậu phụ nhưng nó lại gần như là món ăn chính, chứ chẳng phụ chút nào. Ví như bác Lê trai trong Xóm Cầu Mới của Nhất Linh ao ước chỉ cần mỗi ngày có được một bìa đậu phụ chấm mắm tôm để nhắm rượu trong bữa cơm chiều là cũng đủ mãn nguyện lắm rồi. Tôi không biết cái bìa đậu phụ […]

Continue reading Từ bếp của Mẹ #3 – Đậu phụ nhồi thịt sốt cà

Cơm phần ở Thanh Đa Quán

English *Bài viết của Mẹ nhân một bữa trưa ngon miệng* Ở phố Bellaire, nơi đông ngườii Việt nhất tại Houston này, có đến hai quán ăn mang tên Thanh Đa. Một là quán Bún Măng Vịt Thanh Đa, hai là Thanh Đa Quán. Tinh cờ tôi đã chọn Thanh Đa Quán để ăn trưa hôm nay, cũng vì nơi đây có bán cơm phần, một điều hơi hiếm thấy ở Mỹ. Có lẽ vì người đi ăn tiệm thường thích tự mình chọn món, hoặc nếu không biết chọn gì thì ăn buffet. Cơm phần ở giữa hai cách lựa chọn này. Với cơm phần, nhà hàng đã định sẵn thực đơn cho bạn: hai người thì 4 món, 4 người thì 5 món, 6 người thì 6 món v.v…. và dĩ nhiên là giá cả cũng khác nhau. Tính ra thì ăn cơm phần mắc hơn ăn buffet nhưng rẻ hơn thực đơn chọn từng món. Chẳng hạn như hôm nay, một phần cơm cho 2 người ở Thanh Đa Quán, gồm thịt vịt luộc chấm mắm gừng, gỏi ngó sen tôm thịt, canh chua cá bông lau, và cá bông lau kho […]

Continue reading Cơm phần ở Thanh Đa Quán

Chuyện bún xêu

English “Đằng ấy dịp này có tạ ơn không?”, ngài Miller hỏi tôi. Tôi thấy tôi cũng nên lắm. Đây sẽ là Lễ Tạ Ơn độc lập đầu tiên của tôi. Sẽ không có gà tây, không phải vì thịt hắn hơi dai mà vì chuyện mần thịt hắn ngay cái ngày mọi người sum họp yêu thương nhau, thấy cứ ang ác. Sẽ không có món đậu ve ngâm sữa đút lò, hay khoai lang nghiền phủ kẹo gối nướng giòn giòn ngọt ngọt, không phải vì tôi lười mà vì tôi không có lò nướng. Cũng sẽ không có sốt quả dâu hạc hay món ruột bánh mì nhồi gà tây, chẳng vì lý do gì cả. Tôi sẽ ăn lễ Tạ Ơn năm nay với một món vừa đơn giản vừa không phải là mì gói: món bún xêu. Hơn 2000 năm trước, một vì vua ở một nước nọ ra lệnh cho nhà bếp hoàng cung chuẩn bị một đại yến để tiếp đãi phò mã tương lai từ ngoại quốc. Dĩ nhiên bữa tiệc phải bao gồm những món đặc sản trong nước, trong số đó […]

Continue reading Chuyện bún xêu

Đại khái là bún bung

English Mùi rau ngổ trong vắt như gió lạnh buổi sáng, nửa như chanh non nửa như bạc hà. Nước lèo cũng trong, vị ngọt thanh tao như nước quả vừa chín tới, làm từng sợi bún mọng lên như sợi tóc mới gội còn óng hương thơm. Trong tô có đỏ, có trắng, có xanh tươi của lá non, có xanh vàng màu lá úa, có cả cái nâu nhạt quê mùa của xương bò nấu canh. Ấy là tô bún bung đầu tiên cô nấu trong đời. Bún bung là món người Bắc. Bung là tiếng Bắc chỉ cách nấu xào trước cho rám mặt rồi mới ninh nhừ. Cô biết về bún bung qua mạng viễn thông và nếm thử nó bằng trí tưởng tượng. Mẹ cô cũng có đọc về nó, nhưng Sài Gòn chưa thấy ai bán bún bung, và bây giờ không biết Hà Nội có còn ai bán bún bung không. May ra có mấy bà cụ răng đen áo vải quang gánh từ ngoại thành vào thì bán. Dù sao thì cái món bún bung có cái tên nghe vui tai, làm cô liên tưởng đến tiếng […]

Continue reading Đại khái là bún bung

Anzu-shi

English Cái màu xanh dịu ngọt ấy nó lừa tôi, tôi vít cả muỗng cho vào mồm. Từ đó về sau mù tạc cải ngựa (wasabi) và tôi không nhìn mặt nhau. Cũng từ đó về sau, tôi cười khẩy khi nghĩ tới sushi, một thứ cơm nguội lạnh cuộn với rau củ cũng nguội lạnh, thêm mấy miếng đồ biển nhạt nhẽo và bán giá cắt cổ. Ừ thì giờ người ta vẫn bán nó với giá cắt cổ, và nó vẫn nguội lạnh, nhưng không biết sao tôi không còn thấy nó nhạt nhẽo nữa. Có thể vì bình trà bắp, vì chén rau trộn nhỏ với sốt mayonnaise Đại Hàn, vì sự chế biến phong phú, hoặc vì sự yêu thích bất kì cái gì Hàn Quốc (ngay cả đồ ăn Nhật do người Hàn Quốc làm), mà tôi thấy sushi của Anzu ngon ơi là ngon. Tôi viết về Anzu ở Berkeley hai lần rồi, nhưng sẽ là thiếu sót nếu viết về Anzu mà không viết về những món sushi của Anzu. Hầu như cái gì họ cũng có: sushi trần (nigiri), sushi cuộn (maki), sushi mặn, […]

Continue reading Anzu-shi

Le Regal – Món cũ vị mới

English Nói tới ẩm thực Việt Nam, người Mỹ thường mường tượng ra những tô phở được bưng dọn gấp gáp giữa những ghế nhựa và bàn formica. Cũng là điều dễ hiểu. Người nhập cư thường quần tụ trong cộng đồng với nhau, nên nhiều món quốc hồn quốc túy chỉ có tại hàng quán trong khu vực cộng đồng. Một số ít người nhập cư sống lâu năm trong vùng đông có người bản xứ hoặc rành chuyện giao dịch làm ăn theo cách của người bản xứ, khi mở nhà hàng sẽ tìm cách thu hút những khách ăn trẻ tuổi thích thử món lạ. Nhưng người trẻ thường túi tiền cũng khiêm tốn nên chỉ có phở và những món mì bún dễ làm là có lợi cho cả đôi bên. Cái lý là vậy. Nhưng dò la một hồi thì thấy món pasta alla carbonara (mì trộn tiêu) của Ý không hề công phu hơn bún thịt nướng của ta, vậy chẳng nhẽ một cái tên Tây oanh liệt, một bảng quảng cáo giòn giã, hay chỉ là một sự quen thuộc kiểu sống lâu nên lão làng giúp cho […]

Continue reading Le Regal – Món cũ vị mới

Sáng ra lót dạ bánh giò

English Thay vì chọn giữa cả chục loại cereal, con nít Việt Nam sáng ra có thể chọn giữa cả chục món làm từ gạo và thịt để nạp năng lượng. Người Mỹ khi nghe bạn nói bạn ăn thịt và gạo cho bữa điểm tâm, nhẹ nhất là họ sẽ cau mày. Nhưng họ lại quên nghĩ tới việc họ ăn sáng với nào bánh sừng trâu kẹp thịt (breakfast croissant), bánh mì kẹp xúc xích (kolache), bánh tráng Mễ cuộn khoai tây nghiền, xúc xích và trứng (breakfast burrito), bánh rán (pancake) phết bơ ăn kèm thịt ba rọi hun khói và xúc xích, và cơ man nào những món thịt và bột mì béo bổ khác. Bữa điểm tâm của người Mỹ và người Việt chung quy chỉ khác nhau ở chỗ lúa gạo hay lúa mì. Nếu không so đo từng calorie, hạt nào chẳng là hạt? Hơn nữa, một món ăn sáng Việt Nam như bánh cuốn chẳng hạn thường không có phô mai hay bơ nên nhẹ nhàng hơn món Tây gấp mấy lần. Đó là cho đến một ngày nào đó, McDonald’s chế ra McBanhCuon với đầy […]

Continue reading Sáng ra lót dạ bánh giò

Categories

Archives