Anzu-shi

English Cái màu xanh dịu ngọt ấy nó lừa tôi, tôi vít cả muỗng cho vào mồm. Từ đó về sau mù tạc cải ngựa (wasabi) và tôi không nhìn mặt nhau. Cũng từ đó về sau, tôi cười khẩy khi nghĩ tới sushi, một thứ cơm nguội lạnh cuộn với rau củ cũng nguội lạnh, thêm mấy miếng đồ biển nhạt nhẽo và bán giá cắt cổ. Ừ thì giờ người ta vẫn bán nó với giá cắt cổ, và nó vẫn nguội lạnh, nhưng không biết sao tôi không còn thấy nó nhạt nhẽo nữa. Có thể vì bình trà bắp, vì chén rau trộn nhỏ với sốt mayonnaise Đại Hàn, vì sự chế biến phong phú, hoặc vì sự yêu thích bất kì cái gì Hàn Quốc (ngay cả đồ ăn Nhật do người Hàn Quốc làm), mà tôi thấy sushi của Anzu ngon ơi là ngon. Tôi viết về Anzu ở Berkeley hai lần rồi, nhưng sẽ là thiếu sót nếu viết về Anzu mà không viết về những món sushi của Anzu. Hầu như cái gì họ cũng có: sushi trần (nigiri), sushi cuộn (maki), sushi mặn, […]

Continue reading Anzu-shi

Le Regal – Món cũ vị mới

English Nói tới ẩm thực Việt Nam, người Mỹ thường mường tượng ra những tô phở được bưng dọn gấp gáp giữa những ghế nhựa và bàn formica. Cũng là điều dễ hiểu. Người nhập cư thường quần tụ trong cộng đồng với nhau, nên nhiều món quốc hồn quốc túy chỉ có tại hàng quán trong khu vực cộng đồng. Một số ít người nhập cư sống lâu năm trong vùng đông có người bản xứ hoặc rành chuyện giao dịch làm ăn theo cách của người bản xứ, khi mở nhà hàng sẽ tìm cách thu hút những khách ăn trẻ tuổi thích thử món lạ. Nhưng người trẻ thường túi tiền cũng khiêm tốn nên chỉ có phở và những món mì bún dễ làm là có lợi cho cả đôi bên. Cái lý là vậy. Nhưng dò la một hồi thì thấy món pasta alla carbonara (mì trộn tiêu) của Ý không hề công phu hơn bún thịt nướng của ta, vậy chẳng nhẽ một cái tên Tây oanh liệt, một bảng quảng cáo giòn giã, hay chỉ là một sự quen thuộc kiểu sống lâu nên lão làng giúp cho […]

Continue reading Le Regal – Món cũ vị mới

Categories

Archives